Mỡ bôi trơn (Grease) Ưu nhược điểm so với dầu bôi trơn
Có hai loại chất bôi trơn chính là dầu và mỡ bôi trơn. Sự khác biệt của hai chất bôi trơn nằm ở thành phần “chất làm đặc“. Việc lựa chọn chất làm đặc sao cho tương thích và phù hợp với điều kiện vận hành là rất quan trọng. Vậy sử dụng dầu bôi trơn hay mỡ bôi trơn tốt hơn? Hãy cùng Nhớt Vũng Tàu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của mỡ bôi trơn nhé.
I. Mỡ bôi trơn là gì?
Mỡ bôi trơn (Grease Lubricant) là chất bôi trơn rắn hoặc bán lỏng. Là loại chất bôi trơn có chứa thêm thành phần là chất làm đặc (điển hình là xà phòng). Mỡ được sử dụng như một chất bôi trơn có thể duy trì tại vị trí bôi trơn. Chúng được sử dụng để bôi trơn cho rất nhiều thiết bị, như: vòng bi, ổ trục, khớp nối, bánh răng hở, dây cáp tời,…
1. Chức năng của mỡ bôi trơn
Chức năng như một chất bôi trơn:
- Chịu tải va đập (khi stop/ star)
- Chịu được môi trường nước & nhiễm bẩn
- Chịu sự thay đổi của nhiệt độ
- Thời gian bôi trơn dài
Chức năng ở yên một chỗ:
- Bám dính các bề mặt
- Chống lại tác động của nước rửa trôi
- Duy trì độ quánh hoặc độ ổn định cơ học khi nhiệt độ thay đổi, mài mòn & rung động
2. Thành phần của mỡ bôi trơn
Mỡ bôi trơn được pha chế với 3 thành phần: dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia.
- Dầu gốc: bôi trơn, giảm ma sát giữa các bề mặt chuyển động; có vai trò như dầu gốc trong dầu bôi trơn.
- Phụ gia: bổ sung khả năng bôi trơn của dầu gốc, cải thiện các đặc tính như chống mài mòn và chống gỉ.
- Chất làm đặc: hoạt động giống như một miếng bọt biển. Tác dụng của chất làm đặc là giữ dầu dự trữ cho đến khi cần bôi trơn. Chất làm đặc phản ứng với các lực bên ngoài như chuyển động, rung lắc hoặc thay đổi nhiệt độ.
3. Vai trò và chức năng của chất làm đặc
Chất làm đặc là thành phần quyết định đảm bảo mỡ ở yên 1 chỗ. Và việc lựa chọn chất làm đặc phụ thuộc vào các yêu cầu hoạt động riêng. Như: nhiệt độ, ổn định cắt, kháng nước, khả năng bơm.
Có nhiều chất làm đặc khác nhau: Lithium, phức lithium, Calcium, Aluminium complex, Calcium Shulphonate, Polyurea, Clay, ….
Chức năng của chất làm đặc tương tự như một miếng bọt biển. Với áp suất nhẹ thì chỉ có một ít nước chảy ra. Nhưng với áp suất lớn, một lượng lớn nước sẽ chảy ra.
4. Các phương pháp tra mỡ
Thủ công: súng bắn mỡ, chổi
Tự động: một điểm bôi trơn, hệ thống bôi trơn trung tâm
II. Ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn so với dầu bôi trơn
1. Chọn mỡ bôi trơn hay dầu bôi trơn
Chỉ Tiêu | Mỡ bôi trơn | Dầu bôi trơn |
Nhiệt độ | Tới 120ºC. Mỡ đặc biệt lên tới trên 200ºC | Tới 200ºC. Nhiệt độ cao với dầu đặc biệt |
Tốc độ | Tốc độ vừa phải, trung bình | Tốc độ cao |
Tải trọng | Tải lớn | Tải lớn |
Stop – Star | Có | Phá hủy bề mặt ổ trục |
Chạy thời gian dài, không cần bão dưỡng | Có | Không |
Bôi trơn trung tâm, đi các vị trí khác | Không | Có |
Điều kiện bẩn | Có. Làm kín tốt, ngăn chặn bẩn xâm nhập. | Hệ thống tuần hoàn yêu cầu lọc dầu. |
Dầu bôi trơn luôn là sự lựa chọn đầu tiên, nhưng mỡ được sử dụng khi:
- Các bộ phận bôi trơn khó tiếp cận hoặc yêu cầu bôi trơn không thường xuyên.
- Vấn đề làm kín hiệu quả nhằm chống lại sự nhiễm bẩn là yêu cầu rất quan trọng.
- Hệ thống không có khả năng lưu trữ dầu.
- Ứng dụng phổ biến nhất: ổ trục, bánh răng, khớp nối.
Tìm hiểu thêm: “Mỡ đa dụng – Shell Gadus S2 V220“
2. Ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn
Ưu điểm của mỡ bôi trơn | Nhược điểm của mỡ bôi trơn |
Thuận lợi: Dễ áp dụng, sử dụng ít thường xuyên. Độ bám dính: không bị rơi khỏi bề mặt bôi trơn tĩnh, bôi trơn ngay từ lúc khởi động. Bảo vệ: làm kín tốt hơn dầu, bảo vệ khỏi ăn mòn trong suốt quá trình dừng máy. Sạch sẽ: không bị rò rỉ hoặc vung tóe như dầu. Có thể sử dụng trong sản xuất thực phẩm, thuốc, dệt may,… | Khả năng làm mát: thấp. Nhiễm bẩn: cần lưu ý để tránh nhiễm bẩn trong suốt quá trình lưu trữ. Mạt kim loại mòn bị giữ lại trong chất bôi trơn. Chất nhiễm bẩn có thể làm tăng sự mài mòn Giới hạn thiết kế: không thể sử dụng cho các ổ trục tốc độ cao. |
3. Khách hàng mong muốn được gì từ mỡ
Mỡ phải thực hiện các chức năng bảo vệ đầu tiên của nó. Điều này đảm bảo rằng thiết bị hoạt động chính xác. Giúp duy trì tuổi thọ thiết bị.
Hướng giá trị khách hàng mong muốn là giảm “tổng chi phí sỡ hữu thiết bị“. Bao gồm: chi phí tực tế của mỡ, chi phí hỏng hóc thiết bị, chi phí bảo trì, bảo dưỡng, hiệu suất hoạt động.
Bằng cách lựa chọn đúng chất bôi trơn. Khách hàng có thể nhận được giá trị lớn nhất với chi phí thấp nhất có thể.
III. Các tính chất quan trọng của mỡ
1. Điểm nhỏ giọt
Là khả năng của mỡ ở nhiệt độ cao (giống như nhiệt độ nóng chảy).
Chất làm đặc | ºF | ºC |
Calcium | 265 – 285 | 129 -140 |
Lithium | 380 – 400 | 193 – 204 |
Lithium Complex | 450+ | 232+ |
Other Complex | 450+ | 232+ |
Polyurea | 450+ | 232+ |
Microgel® (Clay) | >500 | >260 |
Tìm hiểu thêm: “Mỡ đa dụng, chịu nhiệt tốt, chịu ẩm ướt – Shell Gadus S3 V220 C“
2. Độ cứng của mỡ – NLGI
Độ cứng mỡ được phân loại theo hệ thống NLGI (National Lubricating Grease Institute) được phát triển bởi Viện Mỡ Liên hiệp và hệ thống này có 9 cấp độ từ:
- NLGI 000 (mềm nhất hoặc hầu hết là chất lỏng) tới 6 (cứng nhất)
- NLGI 2 (hay gọi là mỡ số 2) là thông dụng nhất
- NLGI cấp từ 000 tới 1 có thể được sử dụng cho hệ thống bôi trơn trung tâm (cho việc tra mỡ tự động)
NLGI Grade | Độ Xuyên Kim (0.1mm – 25 ºC) | Mô Tả |
000 | 445-475 | Lỏng |
00 | 400-430 | Bán lỏng |
0 | 355-385 | Rất mềm |
1 | 310-340 | Mềm |
2 | 265-295 | Hơi mềm |
3 | 220-250 | Hơi cứng |
4 | 175-205 | Cứng |
5 | 130-160 | Rất cứng |
6 | 85-115 | Khối rắn |
IV. Các vấn đề thường gặp đối với thiết bị sử dụng mỡ
Tìm hiểu thêm: “Có nên trộn lẫn mỡ bôi trơn hay không?“
1. Triệu chứng của ổ đỡ khi có vấn đề
- Chạy nóng, chạy ồn
- Tuổi thọ ngắn, thay thế thường xuyên
- Rung động quá mức
- Ma sát, quay khó
2. Nguyên nhân gây hỏng ổ trục
Hỏng do mỏi: hết tuổi thọ vòng bi do mỏi. Do sử dụng không phù hợp, quá tải, có tải trước.
Xử lý & lắp đặt không phù hợp: lệch trục, không cân bằng, phá hủy sớm, không an toàn.
Nhiễm bẩn trong lúc hoạt động: nhiễm bụi, nước, hóa chất, hơi nước,.. Niêm bị hư, niêm và vị trí niêm không phù hợp.
Bôi trơn không đúng cách
Sai mỡ hoặc do mỡ kém chất lượng. Nạp quá nhiều hoặc thiếu, sử dụng lâu không bơm thêm. Sai niêm kín, không xả.
Ngoài thiết kế không phù hợp, nguyên nhân khác là bôi trơn, lắp đặt, nhiễm bẩn. Hoặc sử dụng mỡ không đúng cách, có thể là sự kết hợp của các yếu tố trên.
3. Ngăn ngừa hỏng hóc vòng bi, ổ trục
Giữ mỡ mới sạch, không bị nhiêm bẩn. Sử dụng đúng mỡ. Thiết lập và theo dõi khối lượng và thời gian bảo dưỡng thích hợp.
Tra mỡ bổ sung: Nhìn thấy mỡ tốt thoát ra khỏi niêm phớt. Đặt một lỗ xả cho các bộ phận quan trọng và khó tiếp cận. Mở lỗ xả khi bôi mỡ và để mở khoảng 15 phút. Kiểm soát nhiệt độ nếu cần thiết.
Bài viết “Tra cứu tên mới và tên cũ sản phẩm mỡ Shell Gadus” sẽ giúp bạn tìm thấy sản phẩm mỡ nhanh hơn.
Nhớt Vũng Tàu là nhà cung cấp dầu nhớt công nghiệp, chính hãng – Dầu nhớt Shell, dầu nhớt Mobil & dầu nhớt Valvoline. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về sản phẩm và hỗ trợ tư vấn kỹ thuật dầu nhờn.