Dầu nhớt động cơ xe tải, xe buýt, xe đầu kéo (semi truck)

Những chiếc xe bán tải, tải nhỏ, xe buýt, xe ben và xe đầu kéo,.. (gọi là xe thương mại vận tải hành khách và hàng hóa) xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố Việt Nam. Do tính toán về mặt kinh tế nên hầu hết các xe thương mại đều được thiết kế sử dụng động cơ Diesel. Tiêu chuẩn khí thải đang là yếu tố quyết định đến việc thiết kế động cơ. Và các nhà sản xuất dầu nhớt cũng phải thiết kế, phân loại tiêu chuẩn sao cho phù hợp với các loại động cơ hiện nay.
Cùng tìm hiểu tiêu chuẩn khí thải & xu hướng thiết kế động cơ và phân loại dầu nhớt động cơ xe tải, xe buýt và xe đầu kéo. Việc lựa chọn đúng loại dầu nhớt sẽ giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ, tiết kiệm chi phí bảo trì & tối ưu hóa chi phí đầu tư cho chiếc xe của bạn.

dầu nhớt động cơ xe tải

I. QUY ĐỊNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KHÍ THẢI

1. Tiêu chuẩn khí thải là gì? Phân loại tiêu chuẩn khí thải?

Tiêu chuẩn khí thải bao gồm những quy định về nồng độ các loại khí sinh ra trong khí thải của xe. Bao gồm: nitrogen oxide (Nox), hydrocarbons (HC), carbon monoxide (CO) và particulate matter (PM). Tiêu chuẩn khí thải được đưa ra nhằm loại bỏ các chiếc xe quá cũ, ko đạt yêu cầu về khí thải, gây ôi nhiễm môi trường.

Hiện trên thế giới có một số tiêu chuẩn quy định khí thải:

  • Tiêu chuẩn khí thải Euro (1-6). Đây là tiêu chuẩn được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng.
  • Tiêu chuẩn EPA (Environmental Protection Agency), áp dụng cho Bắc Mỹ và một số nước Nam Mỹ
  • Tiêu chuẩn Bharat, áp dụng ở Ấn Độ
  • Và một số tiêu chuẩn khác, nhưng hầu hết đều có thể quy đổi sang tiêu chuẩn Euro. Nên hiện nay, hầu hết các quốc gia đều áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro.

tiêu chuẩn khí thải

2. Tiêu chuẩn khí thải áp dụng ở Việt Nam

Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg sẽ có một số ảnh hưởng lớn khi thắt chặt hơn tiêu chuẩn khí thải. Quyết định này có hiệu lực từ 15/05/2019. Đồng thời bỏ điểm b khoản 1, khoản 2 điều 6; điều 7 của quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005.

Áp dụng cho các ô tô đã lắp ráp trước đây nếu muốn tham gia giao thông và các xe đã qua sử dụng khi nhập khẩu về cũng cần phải đạt yêu cầu cao hơn. Lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông tại Việt Nam như sau:

Ô tô có động cơ cháy cưỡng bức (xăng), động cơ cháy do nén (diesel) tham gia giao thông sản xuất trước năm 1999 được tiếp tục áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 1 (Euro 1)

Ô tô có động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất từ năm 1999 đến hết năm 2008 áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 2 (Euro 2) từ 01/01/2021.

Ô tô có động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất sau năm 2008 áp dụng tiêu chuẩn mức 2 (Euro 2) từ ngày 1/1/2020.

Đối với xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu, TTCP quy định ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén đã qua sử dụng nhập khẩu áp dụng tiêu chuẩn mức 4 (Euro 4) kể từ ngày 15/5/2019.

Tóm Tắt

Các xe cũ tại Việt Nam đã lắp ráp từ năm 1999 đến hết năm 2008. Và từ năm 2008 trở đi sẽ đều phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức 2. Xe cũ nhập khẩu sẽ áp dụng mức 4, thay vì mức 2 như trước đây.

II. PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ DIESEL THEO TIÊU CHUẨN KHÍ THẢI

Động cơ Diesel do một kỹ sư người Đức – Rudolf Diesel phát minh ra vào năm 1892. Do có nhiều ưu điểm hơn so với động cơ xăng, như hiệu suất động cơ cao hơn hay nhiên liệu Diesel rẻ tiền hơn xăng. Nên được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, vận tải thương mại (đường bộ & hàng hải).

Có nhiều cách phân loại động cơ Diesel:

Theo số xylanh: 4 xylanh, 6 xylanh, 8 xylanh,…

Theo cách đặt xylanh: đặt thẳng đứng, nằm ngang, chữ V, hình sao,…

Phân loại theo thiết kế liên quan tới hệ thống khí thải.

1. Động cơ Diesel có Turbo tăng áp (Turbocharger)

Turbo có thể giúp làm tăng đáng kể công suất của một động cơ mà không cần phải tăng trọng lượng bản thân động cơ đó. Turbo tăng áp (Turbocharger) thường được sử dụng trên động cơ Diesel mà ít được dùng trên động cơ xăng. Do cơ chế hoạt động cũng như tỉ số nén của nhiên liệu xăng dễ gây ra hiện tượng cháy kích nổ.

Turbocharger bao gồm 2 phần chính là turbine và bộ nén, đó là 2 cánh quạt gắn trên một trục, mỗi quạt một đầu trục.Khí xả của động cơ được dẫn tới một quạt, được gọi là turbine với mục đích để quay trục. Và xoay quạt thứ 2 theo hiệu ứng ngược lại, được gọi là bộ nén, bộ nén này sẽ có nhiệm vụ nén khí vào khoang nạp khí của động cơ.

turbo tăng áp

Tìm hiểu thêm: “Dầu nhớt cho động cơ có Turbo tăng áp – Shell Rimula R2 Extra

2. Động cơ trang bị hệ thống tuần hoàn khí thải EGR

Hệ thống tuần hoàn khí thải EGR (Exhaust Gas Recirculation) có thể dùng cho động cơ xăng và động cơ Diesel. Giới hạn hồi cho dòng khí thải:

  • Động cơ Diesel: không quá 60%.
  • Động cơ phun xăng: không quá 50%.
  • Động cơ dùng bộ chế hòa khí: không quá 20%

Hệ thống tuần hoàn khí xả là đưa khí xả quay ngược lại đường khí nạp. Với một lượng hợp lý ở một số chế độ hoạt động nhất định của động cơ.(Có tải – trừ ko tải và toàn tải)

Để kiểm soát mức độ ô nhiễm của môi trường, giảm nồng độ NOx (nồng độ nito trong không khí) đáp ứng tiêu chuẩn khí thải oto. Mặt khác nhiệt lượng của khí tái tuần hoàn được tận dụng. Nhằm nâng cao hiệu suất động cơ, đồng thời cho phép nhiên liệu cháy tốt.

hệ thống tuần hoàn khí thải EGR

Tìm hiểu thêm: “Dầu động cơ phù hợp với hệ thống tuần hoàn khí thải – Shell Rimula R4 X

3. Động cơ trang bị bộ lọc khí thải DPF (Diesel Particulate Filter)

Bộ lọc DPF hoạt động để lọc muội than phát sinh trong quá trình đốt không hết của nhiên liệu. Khi bình lọc khí thải (DPF) bị nghẹt, áp lực khí thải dội ngược trở lại van EGR. Sẽ không cho Turbo làm việc, máy bị yếu đi như thể Turbo bi hỏng. Việc này kích hoạt hộp đen tự động tắt máy, khóa không cho máy chạy nữa.

Dầu diesel tại Việt Nam có chỉ số lưu huynh rất cao, trên 1500ppm (Part per million). Nên thời gian nghẹt bình lọc xảy ra rất nhanh, nếu không xử lý kịp thể, máy có thể hư hỏng như cháy xupap, bể piston thậm chí vỡ máy.

bộ lọc khí thải dpf

Với xe có trang bị hệ thống DPF, bạn có thể tìm hiểu Shell Rimula R4 L

III. DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ XE TẢI, XE BUÝT, XE ĐẦU KÉO

shell rimula

Tìm hiểu thêm: “Thay nhớt xe tải đúng cách giúp giảm chi phí bảo trì

1. Dầu nhớt động cơ xe tải, xe buýt

Shell Rimula R2 Extra – Dầu nhớt động cơ xe tải, xe buýt (đời cũ)

dau-nhot-vung-tau, dau-shell-rimula-r2shell-rimula-r2, dau-nhot-shell, dau-nhot-vung-taushell tellus s2 mxdau-shell-morlina-s2-b, dau-nhot-vung-tau, dau-nhot-shell

Shell Rimula R2 Extra là dầu động cơ Diesel chịu tải nặng

  • Tiêu chuẩn API: CF-4.
  • Cấp độ nhớt SAE: 15W-40; 20W-50
  • Bao bì: 18 Lít, 209 Lít

Shell Rimula R2 Extra giữ cho động cơ luôn sạch sẽ. Các phụ gia bảo vệ chống lại sự tạo cặn, mài mòn và đặc lại do nhiệt, thích hợp cho hầu hết các ứng dụng tải trọng nặng kể cả các động cơ có Turbo tăng áp.

Dầu được đặc biệt khuyến cáo sử dụng cho các xe tải và xe buýt đã cũ. Với các ứng dụng hoặc hoạt động khắc nghiệt hơn trên các động cơ hiện đại ít khí thải, khuyến cáo sử dụng dầu động cơ đa cấp Shell Rimula R4 X

Shell Rimula R4 X – Dầu nhớt động cơ xe tải, xe buýt đạt tiêu chuẩn Euro 2, 3, 4, 5 & US 2002

shell_rimula_4l_r4_x_15w-40, dau-nhot-shell, dau-nhot-vung-taudau-nhot-vung-tau, dau-shell-rimula-r4shell tellus s2 mxdau-shell-morlina-s2-b, dau-nhot-vung-tau, dau-nhot-shell

Shell Rimula R4 X là dầu động cơ Diesel chịu tải nặng & cực nặng.

  • Tiêu chuẩn API: CI-4.
  • Cấp độ nhớt SAE: 15W-40; 20W-50
  • Bao bì: 18 Lít, 209 Lít

Shell Rimula R4 X thể hiện khả năng kiểm soát axit tuyệt hảo. Nhờ giảm lượng axit tích tụ và sự ăn mòn hóa học các ổ đỡ động cơ. Các axit có hại có nguồn gốc từ nhiên liệu cháy sẽ được kiểm soát bởi các phụ gia tẩy rửa. Được lựa chọn kỹ để trung hòa chúng và giúp ngăn ngừa ăn mòn các bề mặt kim loại.→ bảo vệ động cơ tốt hơn.

Shell Rimula R4 X bảo vệ chống mài mòn ở mức độ cao tại các khu vực khắc nghiệt của hệ thống van, xecmăng và xilanh. Việc kiểm soát mài mòn thực hiện nhờ bổ sung các phụ gia chống mài mòn để tạo ra các màng bảo vệ giữa các bề mặt tiếp xúc kim loại – kim loại. Trong các điều kiện hoạt động khác nhau của động cơ, cũng như sử dụng các phụ gia phân tán muội để giữ các hạt muội phân tán cực nhỏ giúp chống mài mòn  → kéo dài tuổi thọ động cơ.

Shell Rimula R4 X giúp ngăn dầu bị đặc và hình thành các cặn bẩn có hại tại mọi khu vực bên trong động cơ. Bao gồm cả cặn bùn và cặn piston. Hệ thống phụ gia phân tán và tẩy rửa tối ưu của Shell Rimula R4 X giữ cho động cơ sạch hơn so với các  sản phẩm thế hệ  Shell Rimula R3 trước đây → ngăn dầu bị đặc và hình thành các cặn bẩn.

Dầu nhớt động cơ xe tải, xe buýt đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải Euro 5, 4, 3, 2, và US 2002. Kể cả động cơ trang bị hệ thống tuần hoàn khí thải EGR. Động cơ có lọc muội khí thải diesel (DPF), khuyến cáo sử dụng Rimula  R4 L hoặc Rimula R5 LE.

Tìm hiểu thêm: “Dãy sản phẩm của dầu động cơ Shell Rimula

2. Dầu nhớt động cơ xe đầu kéo (Semi Truck)

xe đầu kéo mỹ maxxforce

Xe đầu kéo Mỹ sản xuất sau năm 2007 đều phải đạt tiêu chuẩn khí thải EPA07. Các xe này phải trang bị bình lọc khí thải DPF (Diesel Particulate Filter), giúp giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường. 

Khi sử dụng bộ lọc DPF, yêu cầu dầu Diesel có chỉ số lưu huỳnh thấp & dầu nhớt động cơ cũng phải có chỉ số tro thấp “Low – SAPS”.

Hầu hết các xe đầu kéo mỹ khi về Việt Nam đều được đục lỗ thông bộ lọc, tháo cảm biến hoặc loại bỏ hoàn toàn bộ lọc DPF. Để phù hợp với nhiên liệu dầu Diesel có chỉ số lưu huỳnh cao tại Việt Nam.

Do vậy, với xe đầu kéo sản xuất trước năm 2007, và xe sản xuất sau 2007 nhưng đã được xử lý bộ lọc DPF thì bạn nên dùng dầu động cơ Shell Rimula R4 X (CI-4).

Với xe sản xuất sau năm 2007 và chưa xử lý bộ lọc DPF thì bạn nên lựa chọn loại dầu theo khuyến cao. Có chỉ số tro thấp “low-ash” để đảm bảo kiểm soát việc tắc hoặc hư hỏng thiết bị xả. Bạn có thể tham khảo:

  1. Shell Rimula R4 L (CJ-4)
  2. Shell Rimula R5 LE (CK-4) 

Dầu nhớt động cơ xe tải, xe buýt, xe đầu kéo cần các sản phẩm dầu nhớt khác nhau để bảo vệ động cơ, giúp động cơ hoạt động tốt nhất, đạt hiệu suất cao nhất. Sản phẩm cao cấp hơn sẽ cung cấp giá trị dài lâu hơn. Nhờ đó, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng, tối ưu hóa vốn đầu tư cho chiếc xe.